TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC

dịch vụ
TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHIẾN LƯỢC

    Tư vấn đầu tư là dịch vụ đang rất phát triển trong một vài năm trở lại đây. Việc tư vấn nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư ý tưởng, các gợi ý, kiến nghị… cho việc lựa chọn, nắm bắt cơ hội để từ đó mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao nhất.

    Đầu tiên phải khẳng định rằng tư vấn đầu tư là một lĩnh vực rất khó và không phải bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng thực hiện. Trên thực tế, các nhà tư vấn đầu tư ngoài việc phải nắm rõ lý thuyết của lĩnh vực thì còn cần phải có những hiểu biết rất sâu, tìm hiểu từng ngóc ngách, khía cạnh của các dự án chuẩn bị tư vấn nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

    Kinh nghiệm trên 20 năm làm công tác quản lý, thế mạnh của công ty chúng tôi là TƯ VẤN ĐẦU TƯ Ở DẠNG CHI TIẾT.

     

    Chúng tôi tư vấn từ đầu tới cuối, từ tổng thể tới chi tiết.

    Chúng tôi còn tham gia cả vào hoạt động đầu tư, đồng hành song song cùng với người bỏ vốn để đảm bảo dự án đi đúng định hướng đã xây dựng.

     

    Điều đáng lưu ý là, hoạch định chiến lược đều nhắm vào việc thực hiện mục tiêu cốt lõi của Doanh Nghiệp (DN) là gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI (Return on Investment).

    Nội dung cơ bản của chiến lược kinh doanh của DN là hoạch định đường đi để đến đích đã vạch ra.

     

    Khi tiến hành tư vấn cho Doanh Nghiệp, chúng tôi tập trung vào một số vấn đề quyết định sau:

    1. Nghiên cứu thị trường.

    Hoạch định chiến lược kế hoạch kinh doanh phải dựa trên cơ sở tiến hành công tác nghiên cứu thị trường tỉ mỉ, nắm vững nhu cầu thực tế của thị trường; đối thủ cạnh tranh của mình là ai? phương thức, cách thức kinh doanh của họ ra sao?

    Thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp thất bại vì công tác nghiên cứu thị trường làm không kỹ lưỡng, không chuyên sâu. Do đó, quyết định đầu tư ngành sản phẩm không đúng, kết quả là sản xuất dư thừa, hàng hóa bán không được; sản xuất không theo nhu cầu của thị trường.

    2.  Xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu.

    Vấn đề mang ý nghĩa quyết định cho sự thành công của công ty là cách thức tổ chức bán hàng; kênh phân phối hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp thành công khi xây dựng cách thức tổ chức bán hàng tối ưu bằng các chiến lược tiếp thị sản phẩm tốt, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng qua các đại lý, các điểm bán hàng trên khắp các tỉnh, thành.

    3. Xác định kinh doanh chuyên ngành hay đa ngành?

    Doanh nghiệp nên tập trung nguồn lực cho sản phẩm chính. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp thất bại chỉ vì ngoài ngành chính, đầu tư thêm chứng khoán, Bất động sản, ngân hàng…

    4. Nguồn vốn kinh doanh.

    Chúng ta kinh doanh dựa trên nguồn vốn nào? Cần xác định vay nợ hay không? Mức độ nợ tỷ lệ % trên vốn chủ sở hữu? Hoặc nhắm đến mời gọi hợp tác nguồn vốn để kinh doanh; hoặc từ nguồn mời gọi cổ đông (phát hành cổ phần); hay phát hành trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chuyển đổi… cũng như lộ trình đưa doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán có cần hay không?... Đó là các vấn đề mà DN cần quan tâm và chúng tôi phải trả lời bằng được trong kế hoạch chi tiết chiến lược kinh doanh của DN.

    5. Xây dựng lợi thế cạnh tranh của DN.

    Hãng tư vấn chiến lược BCG danh tiếng của Mỹ đã đưa ra: “Đối thủ muốn duy trì thế cạnh tranh lâu dài phải giữ vững lợi thế độc đáo bằng cách tạo ra khác biệt so với người khác. Quản trị sự khác biệt này chính là tinh hoa của chiến lược kinh doanh dài hạn”. Vì thế, hoạch định chiến lược kinh doanh cần phải chứng minh điểm khác biệt giữa công ty mình và các đối thủ cạnh tranh có thể qua: mẫu mã, bao bì, chất lượng, giá thành sản phẩm…

    6. Kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực.

    Nhiều đơn vị không chủ động (không có kế hoạch) kế hoạch bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, mà chỉ đơn thuần quan tâm đến trả lương cho cán bộ, công nhân viên, nên khả năng mất người, khi có đơn vị khác trả lương cao hơn; hoặc gặp khi đơn vị gặp khó khăn.

     

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong từng giai đoạn, nhất là trong khi môi trường kinh doanh biến động mạnh, doanh nghiệp có thể phải xem xét lại, định lại chiến lược kinh doanh của mình, nhằm kịp thời thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện, năng lực mới. DN cũng cần thường xuyên tái cấu trúc, giảm thiểu chi phí, tăng thêm thị phần và lợi nhuận để tạo nền móng chuẩn bị cho thời kỳ hồi phục của nền kinh tế.

     

    Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/vi-sao-hoach-dinh-chien-luoc-kinh-doanh-la-yeu-to-quyet-dinh-71454.html

    Nguồn: http://pif.vn/tu-van-dau-tu

     

     

     

    Đang online: 8 Tổng truy cập: 45490
    Zalo